Phân biệt các loại mụn trên mặt: Đâu là loại mụn bạn đang gặp phải?

Phân biệt các loại mụn

Tình trạng mụn hiện nay đang khá phổ biển không chỉ ở riêng giới trẻ. Việc phân biệt các loại mụn gặp phải cũng sẽ giúp phần lớn trong việc điều trị và cải thiện tình trạng mụn nhanh chóng. Bởi mỗi loại mụn khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Hãy cùng Snet Group tìm hiểu các loại mụn bạn thường gặp phải trong bài viết dưới đây!

1. Phân biệt các loại mụn thường gặp.

Phân biệt các loại mụn thường gặp
Phân biệt các loại mụn thường gặp

Mụn đầu trắng/đen

– Mụn đầu trắng (comedones) là mụn bít tắc lỗ chân lông, có màu trắng hoặc vàng nhạt. Chúng có thể xuất hiện trên mặt, cổ, vai và lưng.

– Mụn đầu đen (blackheads) cũng là mụn bít tắc lỗ chân lông, nhưng khi bít tắc, bã nhờn trong lỗ chân lông tiếp xúc với không khí và bị oxy hóa, tạo thành một đầu đen.
→Mụn đầu trắng và đen thường không gây viêm và không đau, nhưng có thể tạo nên nốt nhọt trên da.

Mụn bọc

– Mụn bọc (papules) là những nốt mụn đỏ, sưng và cứng. Chúng thường gây đau và có thể xuất hiện trên mặt, lưng và vai. Mụn bọc thường là kết quả của tắc nghẽn lỗ chân lông và vi khuẩn gây viêm trong da. Đặc điểm của mụn bọc là có một quầng sưng xung quanh và thường chứa mủ.

Mụn mủ

– Mụn mủ (pustules) là mụn có đầu trắng hoặc vàng, chứa mủ ở trung tâm. Chúng thường có kích thước nhỏ hơn mụn bọc và có một đầu mụn rõ ràng. Mụn mủ thường xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc kín bởi bã nhờn, tế bào da chết và vi khuẩn. Mụn mủ có thể gây viêm nhiễm nhẹ và không gây sưng nhiều như mụn bọc.

Mụn ẩn

– Mụn ẩn (nodules) là những cục sưng đau, cứng và lớn hơn so với mụn bọc. Chúng thường xuất hiện sâu trong da và có thể kéo dài trong thời gian dài. Mụn ẩn thường gây tổn thương nặng hơn cho da và có thể để lại sẹo. Có dạng mụn ẩn nhỏ, li ti không khiến da đau, nhức nhưng cũng gây mất thẩm mỹ khiến da sần sùi.

Mụn trứng cá

– Mụn trứng cá (blackheads và whiteheads): Mụn trứng cá là loại mụn thông thường xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc kín bởi bã nhờn và tế bào da chết. Mụn trứng cá có hai dạng chính: blackheads (mụn đầu đen) và whiteheads (mụn đầu trắng). Blackheads (mụn đầu đen) xuất hiện khi lỗ chân lông bị mở và bã nhờn bị oxi hóa, tạo thành một chất đen trên bề mặt da. Whiteheads (Mụn đầu trắng) xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc kín hoàn toàn, không cho bã nhờn và tế bào da chết thoát ra.

2. Phân biệt các loại mụn ít gặp khác

Ngoài các loại mụn thường gặp đã nêu trên, còn có các loại mụn ít gặp khác, bao gồm:
– Mụn đinh râu: Mụn đinh râu là những nốt mụn sưng đỏ xuất hiện xung quanh lỗ chân lông sau khi cạo râu hoặc nhổ lông.
– Mụn cóc: Mụn cóc xuất hiện dưới da dưới dạng những trứng cóc nhỏ, cứng và không viêm nhiễm.
– Mụn thịt: Mụn thịt (sebaceous hyperplasia) là những u nang nhỏ có màu da hoặc vàng nhạt, thường xuất hiện trên mặt, đặc biệt là vùng trán và má.

3. Cách khắc phục và xử lý các loại mụn

Cách xử lý các loại mụn
Cách xử lý các loại mụn

Để khắc phục và xử lý các loại mụn, dưới đây là một số phương pháp và lời khuyên hữu ích:

Chế độ sinh hoạt, ăn uống

– Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, tránh thức ăn có chỉ số gắng cường đường cao, đường và thực phẩm có hàm lượng dầu cao.
– Uống đủ nước hàng ngày để giữ cho cơ thể và da được đủ độ ẩm. Không phải ai cũng phải uống đủ 2l nước/ ngày mà ta có công thức riêng để tính lượng nước cần uống cho mỗi người: 1,5 lít cho 20kg cân nặng đầu tiên và thêm 0,2 lít cho mỗi 10kg tiếp theo
– Hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng như hóa chất, dầu mỡ, và bụi bẩn.

Skincare chăm sóc da

Có thể cải thiện, sử dụng điều trị cho các loại mụn thường gặp như mụn viêm, mụn ẩn, mụn đầu trắng/đen, mụn trứng cá,…
– Sử dụng sản phẩm làm sạch da nhẹ nhàng, không chứa hóa chất cồn và không gây kích ứng.
-Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp cho da khô mụn, giúp cung cấp độ ẩm cho da mà không gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
-Tránh việc sờ mặt quá nhiều hoặc nặn mụn, vì điều này có thể gây tổn thương da và lây nhiễm vi khuẩn.
-Tẩy da chết hóa học 2 lần/ tuần nên dùng sản phẩm nồng độ phù hợp với làn da của bạn để tránh gây kích ứng.
– Kem chấm mụn: Chấm mụn rất cần thiết và hiệu quả đặc biệt là cho những dạng mụn trứng cá, mụn mủ, mụn sưng viêm gây đau rát khó chịu. Chấm mụn sẽ giúp khô cồi mụn và điều trị nốt mụn nhanh chóng.
Sử dụng kem chống mụn hoặc sản phẩm chứa thành phần chống vi khuẩn để giảm vi khuẩn và giúp làm dịu viêm nhiễm.
Sử dụng sản phẩm chứa axit salicylic hoặc benzoyl peroxide để giúp làm sạch lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn.

Điều trị y tế:

– Nếu mụn của bạn nghiêm trọng và dính vào một số loại mụn đặc biệt ít gặp phải như mụn đinh râu, mụn đầu đinh, mụn cóc, mụn thịt không đáp ứng với các biện pháp chăm sóc da thông thường, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.
– Bác sĩ có thể đề xuất các loại thuốc chống mụn hoặc liệu pháp điều trị như hóa trị, ánh sáng laser hoặc xông hơi để giảm viêm nhiễm và kiểm soát mụn. Bởi những loại mụn, đặc biệt là mụn đinh râu – dạng mụn nhọt có độc, sẽ gây ra biến chứng rất nặng nếu xử lý không tốt.

Tổng kết lại, tùy từng tình trạng da, tác động bên trong, tác động bên ngoài sẽ gây ra tình trang mụn khác nhau. Nhưng các vấn đề về mụn viêm, mụn bọc, mụn đầu đen, đầu trắng là dễ gặp phải nhất. Nên phòng tránh sớm và phân biệt được loại mụn gặp phải để tìm cách xử lý thích hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *